Bản mẫu:Thông tin họ Á Đông Thảo_luận_Thành_viên:Thusinhviet

Chào, tui thấy Bản mẫu:Infobox surname không được tiện lắm khi viết về họ Á Đông, nên tui viết Bản mẫu:Thông tin họ Á Đông, một số trang đã sử dụng bản mẫu mới Hoàng (họ), Mai (họ người), Hồ (họ), bác vô xem thử coi tui viết có ổn không? Xuân (thảo luận) 09:04, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Đúng là bản mẫu mới này dùng sẽ thích hợp hơn bản mẫu Tây kia đó. Cảm ơn bạn đã bỏ công sức. Tôi không rành tiếng Triều Tiên cho lắm, nhưng đọc qua một số bài về tiếng này, tôi có cảm giác là chính tả của Hangul ở 2 miền viết hơi khác nhau một chút, nếu được thì bạn nên phân biệt Hangul cho miền Bắc và Hangul cho miền Nam luôn đi. :) Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:39, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Cái bm mới hình như còn thiếu các thông số như nơi phổ biến, giới tính sử dụng, nguồn gốc của họ, ý nghĩa, các họ có cùng nguồn gốc... Xuân - jan Win (tl~đg) 09:45, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)jan Win, giới tính thì mình thấy là không cần thiết, phương Đông mình nam nữ như nhau cả, phổ biến thì nên làm riêng cho mỗi nước nhỉ? Nguồn gốc, ý nghĩa, họ chung nguồn gốc gộp vào một mục phía cuối? Xuân (thảo luận) 09:49, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Các phần nguồn gốc... nên cho chúng tương đương với các thông số kia chứ không nên đem ở mục cuối, vì các thông số này không phải không quan trọng mà phải nói là có khi còn quan trọng hơn nhiều so với các thông số kia nữa. Xuân - jan Win (tl~đg) 10:02, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Kẹo Dừa✌, jan Win Y đã thêm. Xuân (thảo luận) 10:18, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Tôi có thêm một số ý kiến mới như sau:
  • Mở đầu bài viết một họ, thường có câu "Đây là một họ người Á Đông", tôi chưa rõ định nghĩa "họ người Á Đông" là gì, nhưng qua các bài này, tôi thấy các họ này đều có đặc điểm chung là có thể viết bằng chữ Hán, từ chữ Hán đó, với âm Hán Việt, người Việt Nam mới viết ra chữ Quốc ngữ, người Triều Tiên với âm Hán-Triều viết ra hangul. Như vậy, việc ở mỗi nước có một mục dành cho chữ Hán thì hơi thừa, thay vào đó, nên chuyển chữ Hán lên phần thông tin chung thì hợp lý hơn.
  • Vì có chung một nguồn chữ Hán, nên ý nghĩa diễn giải theo mặt Hán tự cũng sẽ giống nhau, nên cũng không nhất thiết phải có thêm một giải nghĩa ở riêng từng nước. Nhưng cũng xin lưu ý, về mặt Hán tự thì rõ ràng là giống nhau, nhưng về nguồn gốc thì chưa chắc. Nghĩa là cũng viết ra chữ 陳 nhưng không có nghĩa là họ Trần ở Việt Nam với họ Trần ở TQ và Triều Tiên (cả 2 miền) đều có liên hệ với nhau. Một lý do đơn giản có thể nghĩ đến là người Việt có họ Trần, nhưng không có chữ để viết, nhân tiện thấy người TQ cũng có họ đọc ra thành Trần, nên mượn chữ Trần đó để viết họ mình.
  • Phần các họ có chung nguồn gốc, tôi nghĩ có tí vấn đề, nhưng vẫn chưa được thấu đáo lắm, để tôi nghĩ kỹ sẽ bàn lại sau. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:54, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)
1. Mục chữ Hán tui nghĩ là không thừa lắm đâu bác, như họ Mai nhà tôi, người Việt chủ yếu là 枚, trong khi người Trung Quốc chủ yếu là 梅, hay như họ Chung cũng thế.2. Mục ý nghĩa tui có hỏi lại phía trên, tui cũng có ý gộp mục ý nghĩa làm một.3. Mục nguồn gốc thì tui thấy nên chia ra vẫn hơn, có những họ như họ Mai tui là họ bản địa, nguồn gốc sẽ khác với họ Mai Tàu, cũng có họ gốc Tàu như Âu Dương. Xuân (thảo luận) 07:41, ngày 7 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Cảm ơn Xuân đã trả lời. Câu trả lời của Xuân về việc họ Mai làm tôi thêm suy nghĩ về điều mà mình muốn tổng hợp lâu nay mà chưa có dịp suy nghĩ thấu đáo. Có một câu hỏi tôi đã nghĩ từ lâu, rằng "Cơ sở của việc tạo một bài về họ trên Wikipedia tiếng Việt là gì ?" Dựa vào Hán tự hay dựa vào chữ Quốc ngữ ? Nếu dựa vào Hán tự thì như họ Mai phải có 2 bài riêng biệt, một bài cho họ 梅 và một bài cho họ 枚. Còn nếu dựa vào chữ Quốc ngữ thì thì rõ ràng phải tạo ra 2 bài riêng cho họ Hoàng và họ Huỳnh. Đằng này chúng ta chỉ tạo bài cho họ Mai để nói về các họ chữ Hán có phiên âm Hán Việt là Mai và cũng tạo một bài chung cho họ Hoàng/Huỳnh. Có vẻ hơi nhập nhằng nhưng tôi thấy cách phân chia này, ít ra là tới thời điểm này, cũng khá hợp lý, và tôi đã tìm được quy luật của nó.

Như thế, nếu dựa vào cơ sở để hình thành nên một bài mà nội dung của nó đề cập tới một hoặc nhiều họ chữ Hán trên Wikipedia tiếng Việt là: (1) có cùng phiên âm Hán-Việt hoặc (2) có cùng mặt chữ Hán, thì chúng ta phải lấy tiếng Việt làm trọng tâm và các thứ tiếng khác như Hán, Triều Tiên phải quy chiếu về nó. Nghĩa là: bài về họ Mai nhắc đến 2 họ Mai có tự dạng khác nhau là 梅 và 枚 thì các phần thông tin tiếng TQ và Triều Tiên cũng chỉ xoay quanh 2 họ này thôi. Chúng ta sẽ không đề cập tới các họ khác đồng âm theo bính âm, Việt bính hoặc theo tiếng Triều Tiên trong bài này. Chúng ta có thể nhắc tới các họ này trong phần các họ liên quan ở các thứ tiếng đó (hình như mục này bị thiếu) ở bản mẫu.

Mục ý nghĩa và nguồn gốc tôi thấy khá mơ hồ. Để giải thích ý nghĩa hay nguồn gốc của một họ, không phải chỉ gói gọn trong 1 hay 2 từ là xong (là điều mà một bản mẫu thông tin thường khuyến khích) mà phải cần nhiều câu, một đoạn hoặc vài đoạn. Tuy nhiên, nếu để phòng ngừa trường hợp cần xài, ta có thể tạo ra cũng được, tôi không có ý phải loại nó khỏi bản mẫu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:48, ngày 7 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Tui cũng có băn khoăn là quy chiếu của một họ là theo tiếng Việt hay theo chữ Hán =D, thêm nữa là ở bản en wiki họ phân chia theo quốc gia, nghĩa là ở Việt Nam sẽ là cùng một bài đấy nhưng ở en có thể là 2, 3 bài, ví dụ họ Lâm, mình có 1 bài nhưng bên en có tới 4 bài en:Lâm, en:Lin (surname), en:Im (Korean surname)en:Hayashi =D bên Trung thì những họ có mẫu tự khác nhau họ sẽ chia ra những bài khác nhau, những bài thế này cũng không thể liên kết ngoại ngữ chính xác được. Mục ý nghĩa tui thấy cũng chỉ là một mục phòng hờ thôi, bên Tây ý nghĩa của các họ không thể đoán biết một cách dễ dàng được nên mới có mục đó, bên ta các chữ đều khá dễ hiểu. Xuân (thảo luận) 13:05, ngày 7 tháng 5 năm 2017 (UTC)còn tiếng Trung thì tui không rành lắm, qua nay có lượn qua mấy bài về họ ở bên wiki Trung thì mới thấy thiếu thiếu, bổ sung dần vậy. Xuân (thảo luận) 13:08, ngày 7 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Có nên bổ sung thêm mục các họ có liên quan không nhỉ ? Ở phần tiếng Việt và tiếng Hán có vẻ sẽ không cần dùng, nhưng ở tiếng Triều Tiên, mục này sẽ dành để liệt kê ra các họ người Triều Tiên có mặt chữ Hán khác nhưng đồng âm với họ đang nhắc tới trong bài. Ví dụ trong bài Chương (họ), người Triều Tiên cũng có các họ Trương, Tưởng, Trang đồng âm với họ này. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:59, ngày 7 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Y đã thêm. Xuân (thảo luận) 06:07, ngày 8 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Thanks Xuân. À, viết bính âm nhớ kèm thêm dấu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:12, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Tui thấy có nhiều họ tương tự họ Lương ở chỗ có mặt ở các nước Đông Nam Á khác, ở mỗi nước có những cách chuyển tự khác nhau, những người này hầu hết đều là người gốc Trung Quốc, tui muốn hỏi bác xem là ta có nên cho các nước này vào bản mẫu không? Nếu có thì nên tách ra mục riêng như Việt Nam, Trung Quốc hay là gộp chung vào một mục Trung Quốc? Xuân (thảo luận) 12:57, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Xuân: Hôm trước cũng tính bàn với bạn vấn đề này, quay qua quay lại thì quên mất.

  • Thứ nhất: việc chuyển tự là dựa vào Quốc gia hay dựa vào Ngôn ngữ ? Tôi nghĩ là dựa vào Ngôn ngữ sẽ chính xác hơn;
  • Thứ hai: có những ngôn ngữ đã có hệ thống chuyển tự hoàn hảo (mặc dù đôi lúc vẫn còn tranh cãi về tính thống nhất hoặc logic của nó) như chữ Quốc ngữ (tiếng Việt), bính âm, chú âm, Việt bính, Bạch thoại, etc. (các thứ tiếng Trung Quốc), Hangul (tiếng Triều Tiên) nhưng trường hợp bạ đâu ghi đấy mà không dựa trên một hệ thống chuyển tự nào cũng không phải là hiếm.

Với ý kiến của bạn, tôi nghĩ đến một giải pháp như thế này:

  • Thay phần quốc gia bằng ngôn ngữ
  • Thêm mục cách chuyển tự khác cho các thứ tiếng Trung Quốc

Như vậy, chúng ta không lo về nơi ở của những người mang họ đó nữa. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:07, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Ok bác. Xuân (thảo luận) 14:31, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trợ giúp:Chỗ thử, bác xem thử, tui làm lại giống bên Tàu, là đưa địa phương lên trước rồi đến phương pháp latinh hóa. Xuân (thảo luận) 15:19, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Thấy cũng giống cái bản mẫu cũ thôi mà :v Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:45, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Góp ý với Xuân một tí. Bạn nên chú ý về điền bính âm cho phần họ người Trung Quốc. Thứ nhất, bính âm lúc nào cũng phải có dấu, trừ trường hợp chữ đó không mang dấu tứ thanh (chỉ là thiểu số, và có lẽ tất cả các họ đều mang dấu tứ thanh). Thứ hai, khi bỏ dấu nhớ bỏ chính xác. Mới đây tôi thấy trong bài họ Tăng (họ), bạn viết bính âm là Zẽng trong khi chính xác phải viết là Zēng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:40, ngày 18 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Tui không biết tiếng Trung bác ạ, thế nên khi cho thông tin vào bản mẫu tui copy thông tin từ trong bài vô thôi Xuân (thảo luận) 07:44, ngày 18 tháng 5 năm 2017 (UTC)

À tôi nhầm, sorry :) Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:49, ngày 18 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Thusinhviet http://www.digitalspy.com/music/album-reviews/revi... http://www.gigwise.com/news/99113/muse-dead-inside... http://pitchfork.com/reviews/albums/20520-drones/ http://congannghean.vn/van-hoa-giao-duc/201704/ky-... http://quangcao.plo.vn/ http://quangcao.plo.vn/lien-he.html http://static.plo.vn/2017/App_Themes/img/PLO_logo.... https://www.FB.com/Khuong.VatlieuXaydung.TroKazumi https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdvj_9tlm... https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdvj_9tlm...